Đồng phục bếp là bộ trang phục đặc trưng riêng nhưng lại rất quan trọng và cần thiết để tạo nên sự chuyên nghiệp và nét riêng cho nhà hàng – khách sạn. Ẩn sau bộ đồng phục bếp là những ý nghĩa mà ít ai biết được. Ngày trước, đồng phục bếp chỉ có 1 màu đặc trưng là màu trắng và đây cũng được gọi là màu đặc trưng của đồng phục bếp. Tuy nhiên, nhờ sự phát triển của ngành dệt may, các bộ đồng phục bếp ngày nay càng ngày càng trở nên đa dạng, nhiều màu sắc và nhiều kiểu dáng khác nhau phù hợp với từng phong cách kinh doanh của các nhà hàng – khách sạn.
Để công việc làm bếp được thuận lợi cũng như tạo sự chuyên nghiệp, sạch sẽ trong không gian bếp, bộ đồng phục đầu bếp phải bao gồm đầy đủ những đồ sau:
- Áo dài tay
- Mũ/nón đầu bếp
- Khăn đầu bếp
- Tạp dề
- Quần dài
- Giày, dép
Tất cả trang phục bộ phận phải có sự thống nhất, gắn kết hài hòa với nhau và tùy theo mỗi công ty, mỗi bộ phận lại có những quy định riêng về bộ đồng phục bếp.
Nhưng dù ở bộ phận nào thì đồng phục bếp cũng phải tạo được cho người mặc cảm giác thoải mái, dễ vận động, thấm hút mồ hôi và đặc biệt là bảo vệ da của người làm bếp tránh khỏi tác động của môi trường xung quanh như nhiệt độ, dầu mỡ và cả những chấn thương trong quá trình làm việc.
Ý Nghĩa Của Bộ Đồng Phục Quần Áo Đầu Bếp
Một bộ đồng phục quần áo đầu bếp hoàn chỉnh bao gồm nhiều thành phần, mỗi phần lại có những chức năng và nhiệm vụ khác nhau.
Áo Đầu Bếp
Khi nhắc đến áo đầu bếp, người ta sẽ nghĩ ngay tới chiếc áo dài tay, màu trắng, đây là màu truyền thống của áo dành cho đầu bếp bởi màu trắng thể hiện sự chuyên nghiệp và sạch sẽ. Áo được may 2 lớp, với chất liệu cotton tạo sự thoáng mát và giúp bảo vệ làn da của người đầu bếp khỏi nhiệt độ của khói lửa, dầu ăn và tránh những vết thương, bỏng trong quá trình chế biến. Áo màu trắng cũng dễ dàng giặt sạch, tẩy trắng mà không lo bị bay màu tạo ra những vết loang nổ như những màu khác. Tuy nhiên, ngày nay có nhiều nhà hàng may áo đầu bếp có đa dạng màu để phù hợp với phong cách hay hình ảnh thương hiệu nhưng dù thế nào thì màu trắng vẫn là màu truyền thống nhất của áo đầu bếp.
Áo được thiết kế có 2 hàng cúc bằng vải ở phía trước để người đầu bếp dễ dàng thay đổi trang phục khi chiếc áo bị bẩn, để luôn đảm bảo đồng phục đầu bếp luôn trắng sáng, chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, chiếc áo được may thường hơi rộng rãi, thoải mái để người đầu bếp dễ dàng hoạt động, làm việc.
Nếu như ngày trước các đầu bếp đều mặc chiếc áo màu trắng tinh giống nhau thì ngày nay lại khác, mỗi nhà hàng – khách sạn khi may áo đầu bếp đều in logo, tên thương hiệu, hình ảnh công ty lên chiếc áo để nhận diện thương hiệu và đồng bộ đồng phục trong toàn nhà hàng.
Mũ Đầu Bếp
Mũ đầu bếp có nhiều loại khác nhau, có loại cao, loại thấp, loại nhiều nếp gấp, loại lại phẳng, vậy bạn có bao giờ thắc mắc tại sao các đầu bếp lại đội các loại mũ khác nhau?
Câu trả lời là: Chiều cao và số lượng nếp gấp trên mũ thể hiện trình độ, cấp bậc, năng lực cũng như kinh nghiệm của người đầu bếp đó. Những người đội mũ cao, nhiều nếp gấp là những người có năng lực cao, nhiều năm kinh nghiệm.
Những chiếc mũ là vật dụng không thể thiếu của người đầu bếp, nó không chỉ giúp giữ cho tóc của họ được gọn gàng, sạch sẽ thể hiện sự chuyển nghiệp mà còn được coi là có tính thẩm mỹ cao, thể hiện sự đặc trưng riêng của từng nhà hàng.
Khăn Đầu Bếp
Khăn đầu bếp là chiếc khăn mềm được đầu bếp quấn trên cổ để giúp họ thấm mồ hôi khi làm việc trong môi trường nóng hay giữ nhiệt khi bước vào phòng thực phẩm đông lạnh. Bên cạnh đó, chiếc khăn còn có tác dụng để cầm máu khi có tai nạn hay để bịt mặt. Ngoài ra, khăn đầu bếp cũng thể hiện sự sạch sẽ, chuyên nghiệp và phân biệt cấp bậc của từng người đầu bếp.
Tạp Dề
Hình ảnh người đầu bếp cùng chiếc tạp dề đẹp đã là hình ảnh quá quen thuộc với mọi người bởi tạp dề là vật dụng không thể thiếu trong công việc nấu ăn. Chiếc tạp dề tuy mỏng manh nhưng lại có tác dụng rất lớn giúp người đầu bếp tránh khói lửa, tránh bụi và dầu ăn bám lên trang phục. Nhờ có chiếc tạp dề mà trang phục đầu bếp được giữ sạch sẽ hơn và nhìn chuyên nghiệp hơn. Ngoài ra, thiết kế của tạp dề với chiếc túi nhỏ phía trước giúp các đầu bếp để đồ vật nhỏ, tiện dụng trong khi chế biến.
Bên cạnh những trang phục cơ bản trên, đồng phục nhà bếp còn gồm cả quần dài trắng, giày dép.
Đặc Điểm Của Đồng Phục Đầu Bếp
Đầu bếp là người không thể trong các nhà hàng – khách sạn, chính vì vậy mà bộ đồng phục đầu bếp cũng rất quan trọng. Nghề đầu bếp cũng là một nghề có đặc trưng riêng, vì vậy mà đồng phục đầu bếp cũng có nhiều điểm khác biệt so với các trang phục khác.
Về Màu Sắc
Màu sắc truyền thống của trang phục đầu bếp là màu trắng, đây là màu khi nhìn sẽ thấy sạch sẽ và chuyên nghiệp. Tuy nhiên, ngày nay để phục vụ theo tùy từng phong cách, cách trang trí nhà hàng mà đồng phục đầu bếp được may đa dạng màu sắc cho phù hợp.
Về Thiết Kế Áo Đồng Phục Đầu Bếp
Một mẫu thiết kế đồng phục đầu bếp đẹp phải thể hiện được sự chuyên nghiệp, tạo được sự thoải mái cho người mặc và có màu sắc đặc trưng của nhà hàng – khách sạn. Khi mặc trên người trang phục làm bếp đẹp sẽ giúp người đầu bếp cảm thấy tự tin, thoải mái khi làm việc và làm việc có tinh thần hơn.
Áo đồng phục đầu bếp thường được thiết kế có 2 tay dài, cổ trụ, có túi trước và 2 hàng cúc vải. Tuy nhiên, ngày nay áo đầu bếp cũng được phát triển thành nhiều mẫu khác nhau, không chỉ còn là trang phục mẫu truyền thống như vậy nữa.
Chất Liệu Vải
Công việc của người đầu bếp phải thường xuyên làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, hoạt động nhiều chính vì vậy chất vải may đồng phục bếp thường là cotton hoặc vải kate, kaki có chứa nhiều cotton để tạo được sự thoải mái, khả năng thấm hút mồ hôi tốt cũng như co giãn tốt và độ bền cao.
Không chỉ đặc trưng về màu sắc, thiết kế, chất liệu vải mà những bộ đồng phục bếp còn đặc trưng bởi hình ảnh, thương hiệu của mỗi nhà hàng – khách sạn được in lên đó. Đầu bếp là linh hồn của nhà hàng, vì vậy trang phục bếp phải thể hiện được tính chuyên nghiệp để tạo hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng.
Những Lưu Ý Khi May Đồng Phục Bếp
Mặc dù người đầu bếp không thường xuyên hiện diện trước mắt khách hàng nhưng hình ảnh của họ phải thể hiện được sự chuyên nghiệp, sạch sẽ và sang trọng. Ngoài ra, trang phục của đầu bếp phải phù hợp với tính chất công việc của họ. Chính vì vậy, đồng phục đầu bếp cần phải lưu ý những điều sau khi may:
Điều thứ nhất là lưu ý về thiết kế của đồng phục. Người đầu bếp phải làm việc với khói lửa nóng nực nên trang phục của họ phải rộng rãi, thoải mái và có độ co giãn tốt. Các mẫu thiết kế của đồng phục phải may đơn giản, không rườm rà và phù hợp với phong cách của nhà hàng.
Điều lưu ý thứ 2 là sự khác biệt giữa các bộ đồng phục của từng cấp bậc. Trong một nhà bếp sẽ có nhiều vị trí: bếp trưởng, bếp phó, nhân viên bếp,… chính vì vậy mà bộ trang phục của các vị trí phải có điểm nhấn, đánh dấu sự khác nhau để dễ phân biệt. Đặc biệt là trang phục của bếp trưởng phải được nổi bật hơn bởi họ là hình ảnh, bộ mặt của cả phòng bếp nói riêng và nhà hàng nói chung.
Hi vọng với 2 điều lưu ý trên sẽ giúp bạn đặt may được những bộ trang phục đầu bếp đẹp, phù hợp với phong cách của nhà hàng – khách sạn mình.
Địa Chỉ May Đồng Phục Bếp Đẹp Tại Nghệ An
Để may được những bộ đồng phục bếp đẹp, chất lượng các bạn nên đặt may tại các công ty may đồng phục. Hiện nay, trên địa bàn Tp.Vinh nói riêng và Nghệ An nói chung có rất nhiều công ty may đồng phục, nhưng không phải công ty nào cũng làm việc uy tín, tạo sự hài lòng cho khách hàng.
Đến với Đồng phục Nghệ An, bạn sẽ không phải băn khoăn về chất lượng dịch vụ, giá cả cũng như chất lượng sản phẩm may bởi chúng tôi là một công ty may đồng phục đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, có đội ngũ nhân viên, công nhân chuyên nghiệp và được nhiều đơn vị, đối tác tin tưởng.
Hiện nay, Đồng phục Nghệ An có rất nhiều mẫu đồng phục bếp đã được thiết kế sẵn, đa dạng màu sắc, kiểu dáng cũng như chất vải. Ngoài ra, khi may đồng phục cho bạn, chúng tôi còn thiết kế free theo yêu cầu để bạn có được những mẫu đồng phục ưng ý nhất. Bên cạnh đó, công nhân may của chúng tôi cũng sẽ may cho bạn chiếc áo, chiếc mũ, chiếc tạp dề cẩn thận đến từng đường kim, mũi chỉ để bộ đồng phục không chỉ đẹp với vẻ bên ngoài mà còn đẹp và bền chắc từ bên trong.